Nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint hay nhạc nền thuyết trình là các bài nhạc nền được sử dụng để lồng vào các slide khi thuyết trình. Việc sử dụng nhạc nền thuyết trình giúp nội dung bài thuyết trình sinh động hơn, bớt nhàm chán cho người nghe. Tuy nhiên sử dụng bài nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint nào để tăng hiệu quả cho bài thuyết trình thì không đơn giản. Trong bài viết này VNVO Studio sẽ giới thiệu top 150 bài nhạc nền thuyết trình nhẹ nhàng, nhạc nền Powerpoint nhẹ nhàng cùng link download.

Xem thêm:

Lợi ích của nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint, nhạc nền thuyết trình

Nhạc nền thuyết trình nhìn chung có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người thuyết trình lẫn người nghe. Tiêu biểu như:

  • Giúp bài thuyết trình hấp dẫn và dễ hiểu hơn
  • Sử dụng âm thanh bổ sung cho phần chữ giúp người xem dễ dàng kết nối hơn
  • Đa phần mọi người đều thích nghe nhạc, vì thế sử dụng nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint sẽ giúp lôi kéo sự chú ý của khán giả. Một bài thuyết trình chỉ toàn chữ sẽ rất nhàm chán  và ít được chú ý.

Lưu ý khi sử dụng nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint, nhạc nền thuyết trình

Sử dụng nhạc nền thuyết trình đúng cách cũng rất quan trọng. Sử dụng sai cách, nhạc nền thuyết trình không những không mang lại hiệu quả mà còn phản tác dụng. Khi sử dụng nhạc nền cho bài thuyết trình, cần lưu ý các điểm sau đây:

  • Nhạc nền phải đồng điệu với mục tiêu cũng như nội dung của bài thuyết trình. Ở các phần cần giọng điệu vui tươi, tích cực, âm nhạc cũng phải là âm nhạc vui tươi. Ở các đoạn slide buồn và trầm, sử dụng nhạc nền trầm phù hợp. Tương tự với các đoạn cao trào, có thể sử dụng nhạc nền cao trào để tăng hiệu ứng cho bài thuyết trình
  • Nên sử dụng nhạc nền thuyết trình ở mức âm lượng vừa phải để không lấn át phần giọng nói của người thuyết trình. Nhạc nền chỉ đóng vai trò bổ trợ cho bài thuyết trình chứ không phải là nhân tố chính, nhạc nền thuyết trình quá to có thể át tiếng nói và làm khán giả mất tập trung, gây phản tác dụng
  • Không sử dụng các bản nhạc nền quá nhiều chét, gây khó chịu cho người nghe. Thay vào đó, các bản nhạc nền nhiều bass, nhạc piano nhẹ nhàng là điểm cộng
  • Chú ý đến phần bản quyền của nhạc nền khi sử dụng. Nếu sử dụng nội bộ trong lớp học, trong công ty bạn không cần phải quan tâm quá đến bản quyền (copy right) của bản nhạc nền. Tuy nhiên nếu sử dụng để gửi cho đối tác hoặc tải lên internet, bạn sẽ cần phải tìm các nguồn nhạc nền không bản quyền, hoặc mua bản quyền để có thể sử dụng hợp pháp mà không lo bị xóa hoặc khiếu nại
  • Sau khi thêm nhạc nền vào các slide, cần test lại cẩn thận để đảm bảo các file âm thanh có thể hoạt dộng được và không bị lỗi. Lưu ý khi di chuyển file Powerpoint từ nơi này qua nơi khác, ví dụ copy vào USD hoặc gửi qua mạng cho người khác, các tệp âm thanh cũng có thể bị lỗi, do vậy cần kiểm tra kĩ lưỡng trước bài thuyết trình.

Cách thêm nhạc nền vào file thuyết trình Powerpoint

Để thêm nhạc nền vào bài thuyết trình Powepoint rất đơn giản. Vào mục Insert >> Audio >> Audio on my PC và chọn file mp3 từ máy tính để đính kèm vào slide. Bạn có thể chọn mỗi slide là 1 file nhạc nền khác nhau, tùy sở thích và yêu cầu của bài thuyết trình. Lưy ý nên căn chỉnh ẩm lượng của file audio ở mức thấp phù hợp trước khi đính kèm vào file ppt.

Download nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint, nhạc nền thuyết trình ở đâu?

Hiện nay trên mạng không có nhiều chỗ cho tải về nhiều bài nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint, nhạc nền thuyết trình. Các bản nhạc này cũng không rõ có bản quyền hay không có bản quyền. VNVO Studio đã tổng hợp lại 150 bài nhạc thuyết trình hay nhất trong bài viết này, link download bên dưới. Các bạn chỉ cần tải về và chọn file mp3 mình thích, thêm vào slide thế là xong. Đây đều là các bài nhạc nền thuyết trình không bản quyền, nghĩa là bạn được sử dụng thoải mái mà không cần lo đến vấn đề khiếu nại bản quyền.

Một số file nhạc nền mẫu (mẫu nên ngắn, bài full sẽ rất dài)

 

Tải về 150 bài nhạc nền Powerpoint, nhạc nền thuyết trình, Link Gdrive 

 

Nhạc nền cho bài trình chiếu Powerpoint, nhạc nền thuyết trình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *